Top 5+ cách làm nước hoa đơn giản tại nhà theo phong cách cá nhân
Hạ Thu
19/09/2022
Thật tuyệt nếu có chai nước hoa do chính tay mình tạo ra, có mùi đúng ý thích mà vô cùng an toàn vì chỉ chứa những nguyên liệu tự nhiên, không có các chất phụ gia hay chất bảo quản gây mẫn cảm với da.
Nếu bạn muốn tự tay làm một chai nước hoa nhỏ cho riêng mình nhưng chưa biết làm từ đâu? Rất đơn giản, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách làm nước hoa đơn giản tại nhà với một số nguyên liệu dễ tìm.
1. Đặc điểm các loại mùi hương
Nước hoa ngoài việc lưu giữ hương thơm còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần và trí não, giúp cuộc sống của chúng ta thêm tươi mới, hiện đại và tích cực hơn.
Bạn có thể học cách pha chế nước hoa từ tinh dầu hoặc hoa lá yêu thích để tạo ra lọ nước hoa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bản thân mình hợp mùi hương nào và mỗi loại có đặc trưng, tỏa hương ra sao.
Trước tiên bạn cần tìm hiểu về đặc điểm của các loại hương thơm trước khi bắt tay vào lựa chọn và bào chế bạn nhé:
- Mùi hương đem lại công dụng thư giãn: hoa oải hương, xạ hương, hoa cam, tuyết tùng.
- Mùi hương giúp tái tạo năng lượng: cam, chanh, sả, nho, gừng.
- Mùi hương lãng mạn: hoa hồng, chanh, oải hương.
- Mùi hương đem lại khoái lạc: cam ngọt, gỗ đàn hương.
- Mùi hương ngọt ngào: oải hương, hoa cúc, thảo quả, phong lữ.
- Mùi hương nhẹ nhàng: bạc hà, hương thảo, chanh, lá xô thơm.
- Mùi hương hoang dại: tuyết tùng, bách xù (juniper), cam bergamot.
- Mùi hương tạo cảm giác sang trọng, phú quý: oải hương, đinh hương.
Mỗi loại nguyên liệu sẽ có một mùi thơm riêng biệt và mang phong cách khác nhau.
Vậy nên, trước khi đi điều chế nước hoa, hãy lựa chọn nguyên liệu phù hợp với sở thích, cá tính của mình để tạo ra một thành phẩm có hương thơm hoàn hảo nhất bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM:
- Nguyên nhân nước hoa bị mất mùi và giải pháp giữ mùi nước hoa lâu không phải ai cũng biết
- Bạn có biết nước hoa 10ml dùng được bao lâu? Gợi ý địa chỉ mua nước hoa uy tín, giá rẻ nhất
2. Cấu trúc của nước hoa
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và thông điệp của các tầng hương nước hoa để hiểu rõ về vai trò của chúng cho những trường hợp sử dụng khác nhau.
Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn khách quan, chính xác hơn khi lựa chọn mùi hương và điều chế nước hoa cho riêng mình.
Thông thường, nước hoa được tạo thành từ 3 tầng hương với thời gian lưu hương khác nhau tùy thuộc vào nồng độ nước hoa hay thành phần hương, cụ thể:
Tầng hương đầu (Top Notes): Đây là mùi hương bạn ngửi thấy đầu tiên sau khi xịt nước hoa, tạo ấn tượng ban đầu về loại nước hoa đó. Tầng hương này không tồn tại lâu, chỉ 10-15 phút sau sẽ bay hơi hết.
Tầng hương giữa (Heart Notes): Đây là tầng hương quan trọng nhất của nước hoa, sẽ ở lại trên da từ 3-6 tiếng sau khi xịt.
Do đó, để biết được mùi hương thực sự của một chai nước hoa, bạn nên chờ hương đầu bay hết và cảm nhận tầng hương giữa.
Hương giữa thường là các loại hương thảo quả, nguyệt quế, hoa phong lữ, hoa cúc, tiêu đen… tạo ra một mùi thơm dịu êm hoặc nồng nàn.
Tầng hương cuối (Base Notes): Tầng hương này có mùi đậm, nồng và lưu hương thoang thoảng tới 24 giờ, tuy nhiên chỉ những ai tiếp xúc gần mới ngửi được.
Để tạo nên tầng hương cuối mê đắm, bạn có thể chọn hương gỗ tùng bách, gừng, gỗ thông, vani hay gỗ đàn hương. Khi xịt nước hoa lên da, bạn phải chờ từ 30-60 phút mới ngửi được tầng hương này.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về cấu trúc hay các tầng hương nước hoa, có lẻ bạn cần phải biết các loại nồng độ nước hoa, mỗi loại sẽ có thời gian lưu mùi khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM:
- Tips 5 cách bảo quản nước hoa không bị bay hơi và mất mùi, đã dùng nước hoa là phải biết
- Những cách bảo quản nước hoa hiệu quả và giữ mùi thơm lâu nhất mà bạn chưa biết
3. Tổng hợp 5 cách làm nước hoa đơn giản, phổ biến nhất
3.1 Làm nước hoa từ hoa hồng
Bạn có thể dùng hoa hồng hoặc bất kỳ loại hoa nào mình yêu thích. Cách làm nước hoa từ hoa tươi này có điểm cộng lớn về việc mang lại mùi hương nguyên bản nhất!
Chủ yếu thường được tinh chế theo 3 cách sau:
CHƯNG CẤT HOA HỒNG
Nguyên liệu gồm 200g cánh hoa hồng, 600ml nước cất, bình thủy tinh có kèm ống dẫn làm lạnh.
Cách làm: Rửa sạch cánh hoa hồng, đồng thời ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Nên rửa nhẹ nhàng tránh làm hoa bị nát.
Tiếp tục cho cánh hoa, nhụy hoa cùng nước cất vào bình chưng cất 2000ml, sau đó đun lên sẽ được tinh dầu lỏng bay lên ống.
Lượng tinh dầu đó chính là cốt lõi của chai nước hoa hồng, hương thơm mà bạn yêu thích.
XÉ VỤN HOA HỒNG
Đây là cách làm đơn giản hơn cả bởi chẳng tốn quá nhiều công đoạn, bạn chỉ cần dùng cánh hoa hồng xay nhuyễn hoặc đã xé vụn.
Sau đó cho vào nồi cùng 3 cốc nước đun sôi lên, hãy để lửa nhỏ chút nhé, đun cho đến khi cạn nước, dạng sền sệt thì tắt bếp.
Dùng vải màn để lọc kỹ, chắt lấy nước trong. Cuối cùng cho nước vừa chắt vào chai để dùng luôn bạn nhé!
NGÂM HOA HỒNG VỚI TINH DẦU
Trước tiên, hãy chuẩn bị trước một loại tinh dầu không có mùi bạn nhé!
Tiếp đến, cho cánh hoa vào chai hay lọ thủy tinh sạch rồi đổ tinh dầu vào sao cho ngập cánh hoa.
Sau hai tuần, hãy chắt lấy phần nước, đổ vào chai nước hoa riêng của bạn để tiện sử dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM:
- Một chai nước hoa dùng được bao lâu? Nên mua nước hoa bao nhiêu ml?
- Nước hoa 5ml dùng được lâu không? Xịt bao nhiêu lần là hết?
3.2 Làm từ các loại tinh dầu
Tinh dầu không những có công dụng trong làm đẹp mà nó còn giúp tạo ra những lọ nước hoa với mùi hương thơm độc đáo theo sở thích của bạn.
Dưới đây sẽ là cách làm nước hoa từ các loại tinh dầu:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
2 loại tinh dầu, nên chọn 1 loại có mùi hương nhẹ và một loại có mùi hương đậm.
Rượu trắng
Nước cất
Chai thủy tinh, phễu, eyedropper (ống nhỏ, có thể là ống tiêm).
Cách làm:
Pha tỉ lệ các nguyên liệu như sau: 15% tinh dầu, 5% nước cất, 80% rượu trắng.
Tỉ lệ cũng còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người, thích mùi hương như thế nào, ngọt ngào, nhẹ nhàng hay đậm đặc…
Đổ nước cất và rượu trắng vào một chiếc chai nhỏ, sau đó sử dụng công cụ eyedropper rồi cho thêm 7-8 giọt 2 loại tinh dầu vào chai.
Trộn đều từ từ để tinh dầu được phân tán đều.
Sau đó khoảng 20 ngày, bạn lấy ra và lọc qua để loại bỏ xác tinh dầu rồi cho chất lỏng vào chai nước hoa thủy tinh. Vậy là bạn đã có một chai nước hoa của riêng mình rồi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM:
- Có được mang nước hoa lên máy bay không? Nắm rõ các điều sau trước khi đi máy bay
- Nồng độ nước hoa là gì? Những loại nồng độ bạn cần biết khi mua nước hoa
3.3 Làm từ thảo mộc khô
Nguyên liệu gồm cánh hoa hồng khô, nụ oải hương khô, quả vanilla, rượu.
Cách làm:
Cho tất cả hoa khô và quả vani vào một lọ thủy tinh sạch đã khử trùng.
Đổ rượu vào đến khi có khoảng 2cm rượu ở đáy, ở trên thảo mộc vẫn nổi nhưng cũng không hoàn toàn ngập trong rượu.
Khi hoa khô ngấm rượu, chìm dần xuống đáy thì đậy nắp và để nơi bóng râm trong khoảng 4-6 tuần.
Mỗi ngày bạn lắc đều lọ. Sau 6 tuần lấy chai và lọc xác hoa khô ra, phần nước trong còn lại bạn đổ ra chai khác để dùng.
3.4 Làm nước hoa vỏ cam tại nhà
Nguyên liệu gồm: vỏ cam, rượu và lá bạc hà.
Cách làm:
Thái nhỏ vỏ cam. Cho vỏ cam vào lọ thủy tinh cùng lá bạc hà. Dùng thìa gỗ gõ dập vỏ cam và lá bạc hà để tinh dầu chảy ra, sau đó đổ rượu vào ngập lọ khoảng chừng 2cm.
Tiếp theo bạn đậy chặt nắp lọ, để nơi thoáng mát khoảng 4-6 tuần. Mỗi ngày bạn lắc đều lọ để tinh dầu hòa quyện với rượu.
Sau thời gian 6 tuần, bạn đổ tinh dầu ra, lọc xác bỏ đi. Tiếp đó bạn cho thêm 1 giọt tinh dầu bạc hà cùng 5 giọt tinh dầu cam và lắc đều.
Vậy là đã có một chai nước hoa hương cam của riêng bạn ra đời!
3.5 Công thức làm nước hoa dạng rắn bằng dầu dừa
Nguyên liệu:
Súp sáp ong, súp dầu dừa phân đoạn (dầu dừa bão hòa đã bỏ hết các axit béo dài), 20 giọt tinh dầu bạn thích và lọ thủy tinh sạch.
Cách làm nước hoa dầu dừa:
Cho dầu dừa cùng sáp ong vào lọ thủy tinh. Sau đó, đặt lọ vào nồi, đổ nước ngập khoảng 5cm rồi đun sôi. Dùng đũa sạch khuấy cho hỗn hợp hòa quyện.
Sau đó lấy lọ thủy tinh ra khỏi nồi, để khoảng 3-4 phút. Thêm tinh dầu vào khuấy đều. Đổ hỗn hợp này vào một hộp đựng.
Khi ấy, một hộp nước hoa dầu dừa hoàn chỉnh đã được tạo ra. Lúc sử dụng, bạn chỉ cần thoa một lượng nhỏ lên da là đã có mùi thơm của riêng mình rồi.
4. Một số lưu ý khi làm nước hoa tại nhà
Khử trùng tất cả các chai lưu trữ giúp giữ được nước hoa tinh khiết và thời gian bảo quản dài hơn.
Không sử dụng đồ nhà bếp để chế nước hoa vì sẽ làm ảnh hưởng đến mùi thơm.
Vệ sinh, khử trùng chai lọ để đựng tinh dầu nước hoa sạch sẽ.
Nên sử dụng bình thủy tinh tối màu vì giúp kéo dài hạn dùng của nước hoa cũng như bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng.
Loại bỏ những tạp chất không cần thiết. Nếu bạn dùng hoa thì chỉ dùng cánh hoa. Nếu dùng lá hoặc thảo mộc hãy loại bỏ mọi nhánh cây hoặc các phần có khả năng ảnh hưởng đến mùi hương.
Tránh cho nước hoa quả vào nước hoa bởi chúng có thể khiến nước hoa đông lại hoặc bị ôi.
Nếu sau một hoặc hai tuần, nước hoa không có mùi hương như mong muốn, bạn có thể lọc lấy nước cũ và thêm nguyên liệu mới vào lượng dầu có hương thơm, sau đó cất trữ một lần nữa.
Khi đã hài lòng với mùi hương của nước hoa, có thể thêm 1 hay 2 giọt chất bảo quản tự nhiên như vitamin E hoặc tinh dầu bưởi để kéo dài tuổi thọ.
Nếu chưa biết cách kiểm tra hay đánh giá hương nước hoa, bạn có thể xem chi tiết tại ở bài Bí quyết thử nước hoa đúng cách và chuyên nghiệp nhất cho người mới bắt đầu (mới nhất).
Trên đây là những chia sẻ của Halushop về “Top 5+ cách làm nước hoa đơn giản tại nhà” cùng một số lưu ý trong quá trình đó. Hi vọng bạn sẽ làm thử và có thể làm cho 1 lọ nước hoa nữ và nước hoa nam phù hợp nhé.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM:
- Top những chai nước hoa nữ có mùi gợi cảm, quyến rũ đàn ông nhất hiện nay
- Nước hoa để lâu có hư không? Cách kéo dài tuổi thọ nước hoa lâu nhất